"Lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị".
            Xã Cẩm Trung nằm ở phía Đông Nam huyện Cẩm Xuyên, phía Đông giáp xã Cẩm Lĩnh, phía Tây giáp xã Cẩm Lộc, phía Nam giáp xã Cẩm Lạc, Cẩm Minh và dãy núi Rác ngăn cách hai huyện Kỳ Anh và Cẩm Xuyên, phía Băc giáp xã Cẩm Sơn. Diện tích tự nhiên 937,9ha, đất đồi núi chiếm trên 15%, đất sản xuất nông nghiệp chiếm trên 600 ha, dân số 6271 Người. có sông Rác, sông Quèn, Hói Cừa bao quanh và cũng là ranh giới hành chính của xã, có đường quốc lộ 1A đi qua.
          Cẩm Trung ngày xưa gồm có 3 làng: làng Đan Xuyên (Đan Xuyên hạ), làng Cầu Thượng (Cầu Thượng Trên). Sau cách mạng Tháng Tám 1945 thực hiện chủ trương của cấp trên về sáp nhập các làng của 3 xã Cẩm Trung, Cẩm Lộc, Cẩm Lĩnh gồm các làng: ( Hóa Dục, Đan Xuyên Thượng, Đan Xuyên Hạ, Cầu Thượng Trên, Quèn  Đông, Cát Vàng) thành xã Trung Lạc.
          Tháng 12/1954 xã Trung Lạc được chia thành 3 xã gồm xã Cẩm Trung, xã Cẩm Lộc và xã Cẩm Lĩnh. Xã Cẩm Trung được chia thành 14 thôn: (Trung Lĩnh, Trung Thành, Trung Tiến, Trung Sơn, Trung Thủy, Trung Nhàn, Trung Thịnh, Trung Thắng, Trung Đường, Nam Đường, Thanh Chương, Quyết Thắng, Quyết Tiến, Quyết Tâm).  Đồng chí Thái Viết Min được bầu làm bí thư Đảng bộ, Đồng chí Nguyễn Thị Hích được bầu làm chủ tịch UBND xã.
Năm 1958 thực hiện chủ trương thành lập hợp tác xã cấp thấp, xã Cẩm Trung thành lập 14 hợp tác xã với quy mô theo đơn vị từng thôn xóm, trong quá trình này có thời kỳ sáp nhập 2-3 đơn vị thành 1 hợp tác xã sau đó thống nhất sáp nhập thành 1 hợp tác xã .
Năm 1994 thực hiện chủ trương chuyển đổi mô hình hợp tác xã quy mô thôn xóm. Xã Cẩm Trung được chia thành 11 thôn từ thôn 1 đến thôn 10 riêng đơn vị thôn 8 được chia thành thôn 8A và 8B.
Năm 2019 thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, chủ trương sáp nhập tinh giản bộ máy các cấp xã Cẩm Trung từ 11 thôn đã tiến hành sáp nhập còn 6 thôn (Trung Thịnh, Trung Tiến, Trung Thành, Nam Thành, Quyết Tâm, Quyết Thắng).
Về phát triển kinh tế: Cẩm Trung là xã thuần nông đất đai cằn cỗi bạc màu (chủ yếu là đất cát) điều kiện canh tác hết sức khó khăn, ruộng đất ít, lại tập trung vào những nhà giàu có chức, có quyền do chiếm đoạt của nhân dân, hai bên đường quốc lộ 1A chỉ có một số ốt quán nhỏ, nhiều gia đình không có đất canh tác chuyển sang các nghề thủ công như nghề mộc, rèn, đan lát …và làm thuê cho nhà giàu. Sau cải cách ruộng đất năm 1986 đất canh tác được chia lại nhân dân có đất canh tác tình hình kinh tế có nhiều khởi sắc đến nay xã Cẩm Trung đang là một trong những xã thuộc tốp đầu của huyện về phát triển kinh tế.
Về văn hóa, giáo dục: từ khi thành lập lệ thuộc vào nền văn hóa Phong kiến lâu đời, với chính sách ngu dân để trị. Cả tổng lạc xuyên chỉ có một trường Tiểu học chủ yếu dành cho nhà giàu, quyền quý theo học, cả xã có trên 85% dân số mù chữ. Đến thời điểm hiện nay nền giáo dục xã Cẩm Trung đang thuộc tốp đầu của huyện phổ cập giáo dục Tiểu học, THCS được giữ vững tỷ lệ học sinh đậu vào cấp 3 và Đại học, cao đẳng đứng tốp đầu của huyện.
          Về mặt chính trị xã hội: Từ khi sơ khai nhân dân xã Cẩm Trung có truyền thồng cách mạng, là xã sớm giành chính quyền sớm của huyện, là xã có truyền thống chống giặc ngoại xâm trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm được nhà nước phopng tặng là đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Đảng bộ trong sạch vững mạnh trong nhiều năm liền. Phong trào văn hóa văn nghệ thể dục thể thao trong quần chúng nhân dân diễn ra sôi nổi trên toàn thể nhân dân.
          Như vậy dưới chế độ phong kiến thực dân nhân dân xã Cẩm Trung phải chịu cảnh áp bức nô lệ nhưng sau khi có Ddảng dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, sự quan tâm của chính quyền địa phương đã đem lại cuộc sống ấm no tự do, hạnh phúc cho nhân dân đưa xã nhà từng ngày hội nhập công nghiệp hóa, hiện đại hóa./.
 


Đánh giá:

lượt đánh giá: , trung bình:



Tin cùng chuyên mục
Bản đồ hành chính
PHÁT THANH CẨM XUYÊN
Thống kê: 110.278
Trong năm: 9.144
Trong tháng: 6.140
Trong tuần: 756
Trong ngày: 6
Online: 3