Điều 6 Luật Đất đai 2013 , Điều 66 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, trình tự, thủ tục thu hồi đất khi sử dụng không đúng mục đích
Sử dụng đất đúng mục đích là bắt buộc đối với người sử dụng đất, nếu muốn sử dụng sang mục đích khác phải xin phép, trừ trường hợp không phải xin phép. Vậy, có phải người dân sử dụng đất không đúng mục đích sẽ bị thu hồi?
Sử dụng đất sai mục đích có thể bị thu hồi
Điều 6 Luật Đất đai 2013 quy định nguyên tắc sử dụng đất như sau:
“1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Theo đó, sử dụng đất đúng mục đích là bắt buộc đối với người sử dụng đất; nếu vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và "có thể" bị thu hồi.
Ví dụ: Đất ở chỉ được sử dụng để ở, đất trồng cây hàng năm chỉ được sử dụng để trồng cây hàng năm, đất trồng lúa chỉ được sử dụng để trồng lúa,…
Căn cứ Điều 64 Luật Đất đai 2013, các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:
TT | Tên các trường hợp |
1 | Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm |
2 | Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất |
3 | Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền |
4 | Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật Đất đai 2013 mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho |
5 | Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm |
6 | Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai 2013 mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm |
7 | Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành |
8 | Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục |
9 | Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; Trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng. |
Như vậy, không phải đất sử dụng không đúng mục đích sẽ bị thu hồi luôn mà chỉ bị thu hồi khi có đủ 02 điều kiện sau:Điều kiện 1: Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất.Điều kiện 2: Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm.Căn cứ, thủ tục thu hồi khi sử dụng đất sai mục đích* Căn cứ thu hồi đất khi sử dụng không đúng mục đíchTheo khoản 2 Điều 64 Luật Đất đai 2013, việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai phải căn cứ vào văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.* Thủ tục thu hồi đất sử dụng không đúng mục đíchCăn cứ Điều 66 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, trình tự, thủ tục thu hồi đất khi sử dụng không đúng mục đích được thực hiện như sau:Bước 1: Lập biên bản vi phạm hành chính để làm căn cứ quyết định thu hồi đấtTrường hợp vi phạm pháp luật mà phải thu hồi đất, khi hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm lập biên bản về vi phạm hành chính để làm căn cứ quyết định thu hồi đất.Trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai không thuộc trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì biên bản xác định hành vi vi phạm phải có đại diện của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất làm chứng để làm căn cứ quyết định thu hồi đất và được lập theo quy định sau đây:+ Cơ quan tài nguyên và môi trường hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức kiểm tra, thanh tra để xác định hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d, g, h và i khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013.+ Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản, người được giao nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra có trách nhiệm gửi biên bản cho cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất để chỉ đạo thu hồi đất.Bước 2: Thẩm tra, xác minh thực địa (nếu cần thiết)Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra, xác minh thực địa khi cần thiết, trình UBND cùng cấp quyết định thu hồi đất.Bước 3: Thông báo thu hồi đấtKhi hộ gia đình, cá nhân vi phạm thì UBND cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) có trách nhiệm:- Thông báo việc thu hồi đất cho người sử dụng đất và đăng trên trang thông tin điện tử của UBND cấp huyện.- Chỉ đạo xử lý phần giá trị còn lại của giá trị đã đầu tư vào đất hoặc tài sản gắn liền với đất (nếu có) theo quy định của pháp luật.Bước 4: Tiến hành thu hồi đấtBước 5: Cưỡng chế thu hồi đất (nếu có)Tổ chức cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất nếu người có đất không thực hiện quyết định thu hồi.Bước 6: Cập nhật thông tin địa chính, thu hồi Giấy chứng nhậnCơ quan tài nguyên và môi trường chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính; thu hồi Giấy chứng nhận hoặc thông báo Giấy chứng nhận không còn giá trị pháp lý đối với trường hợp người sử dụng đất không chấp hành việc nộp lại Giấy chứng nhận.Kết luận: Không phải người dân sử dụng đất không đúng mục đích sẽ bị thu hồi luôn mà chỉ bị thu hồi khi đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm./