Tìm kiếm nâng cao
Trang chủ
Giới thiệu
Sự hình thành và phát triển
Cơ cấu tổ chức
Văn hóa lịch sử
Giới thiệu chung
Tin tức - Sự kiện
UBMTTQ - Các đoàn thể
Tin hoạt động
Chỉ đạo điều hành
Khen thưởng - Kỷ luật
Kết quả giải quyết các khiếu nại, tố cáo
Tuyên truyền
Thông tin Thống kê
Tuyên truyền phổ biến pháp luật
Tuyên truyền Cải cách hành chính và Chuyển đổi số
Dịch vụ công
Văn bản quy phạm pháp luật
Tin tức - Sự kiện
Tuyên truyền một số chính sách có hiệu lực từ tháng 6, 7,8/2021
Thứ Hai 26 Tháng Bảy - 2021 15:13:00
180 lượt xem
Giọng nghe 1
Giọng nghe 2
100%
I. Tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội lên 360.000 đồng/tháng (Điều 4)
- Ngày 15/3/2021 Chính phủ ban hành Nghị định số 20/2021/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội có nhiều điểm đáng chú ý như sau:
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP, các đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm:
1. Trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi;
b) Mồ côi cả cha và mẹ;
c) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
d) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
đ) Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
e) Cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật;
g) Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
h) Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
i) Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội;
k) Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
l) Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Người thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng mà đủ 16 tuổi nhưng đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn b
ằ
ng thứ nhất thì tiếp tục được hưởng chính sách trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng tối đa không quá 22 tuổi.
3. Trẻ em nhiễm HIV/AIDS thuộc hộ nghèo.
4. Người thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa có chồng hoặc chưa có vợ; đã có chồng hoặc vợ nhưng đã chết hoặc mất tích theo quy định của pháp luật và đang nuôi con dưới 16 tuổi hoặc đang nuôi con từ 16 đến 22 tuổi và người con đó đang học văn hóa, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất quy định tại khoản 2 Điều này (sau đây gọi chung là người đơn thân nghèo đang nuôi con).
5. Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:
a) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
b) Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;
c) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
d) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.
6. Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật.
7. Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc đối tượng quy định tại các khoản 1, 3 và 6 Điều này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn.
8. Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo không có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp bảo bảo hiểm xã hội, trợ cấp xã hội hàng tháng.
Như vậy, thêm các đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, bao gồm:
- Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi quy định tại điểm b, khoản 5 điều này;
- Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo quy định tại khoản 7 điều này;
- Người nhiễm HIV/AIDS thuộc diện hộ nghèo quy định tại khoản 8 điều này;
Tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội lên 360.000 đồng/tháng từ 01/7/2021
Điều 4, khoản 2 Nghị định quy định điều chỉnh tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội lên 360.000 đồng/tháng (mức hiện hành là 270.000 đồng/tháng).
Tùy theo khả năng cân đối của ngân sách, tình hình đời sống của đối tượng bảo trợ xã hội, cơ quan có thẩm quyền xem xét tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội cho phù hợp; bảo đảm tương quan chính sách đối với các đối tượng khác.
3. Tùy thuộc điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định:
a) Mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội áp dụng trên địa bàn bảo đảm không thấp hơn mức chuẩn trợ giúp xã hội và mức trợ giúp xã hội quy định tại Nghị định này;
b) Đối tượng khó khăn khác chưa quy định tại Nghị định này được hưởng chính sách trợ giúp xã hội.
II. Giấy xác nhận thông tin về cư trú có giá trị đến 6 tháng
Ngày 15/5/2021 Bộ Công an ban hành Thông tư 55/2021/TT-
BCA quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật cư trú.
Một trong những nội dung đáng lưu ý của
Luật Cư trú năm 2020
là:
Được khai thác thông tin về cư trú của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; được cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của mình xác nhận thông tin về cư trú khi có yêu cầu (khoản 3, Điều 8).
Theo đó, Điều 17 Thông tư 55/2021/TT-BCA một lần nữa tiếp tục khẳng định quy định này:
Công dân yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú có thể trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân để đề nghị cấp xác nhận thông tin về cư trú hoặc gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
Giấy xác nhận này được cấp dưới hình thức văn bản, có chữ ký và đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú hoặc văn bản điện tử có chữ ký số của Thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú theo yêu cầu của công dân gồm thời gian, địa điểm, hình thức đăng ký cư trú.
Về giá trị của giấy xác nhận thông tin cư trú, khoản 2 Điều 17 quy định, giấy này
có giá trị trong 30 ngày
với trường hợp xác nhận thông tin về cư trú và với người không có nơi thường trú, nơi tạm trú do không đủ điều kiện thì giấy này có giá trị trong vòng 06 tháng.
Lưu ý
, nếu thông tin cư trú của công dân bị thay đổi, điều chỉnh hoặc được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì giấy xác nhận thông tin về cư trú sẽ hết hiệu lực kể từ thời điểm thay đổi.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/7/2021.
Luật Cư trú sẽ có hiệu lực từ 1/7/2021 có những điểm gì đáng lưu ý?
Vào năm 2023, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú sẽ hết hiệu lực
Theo đó, kể từ ngày 1/7/2021, ngày Luật này có hiệu lực, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú cho đến hết ngày 31/12/2022.
Đặc biệt, nếu thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong cơ sở dữ liệu về cư trú. Như vậy, từ ngày 1/1/2023, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú “giấy” sẽ không còn được sử dụng nữa.
Khi nào sổ hộ khẩu bị thu hồi?
Cũng theo quy định tại khoản 3 Điều 38 Luật Cư trú 2020: Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật này và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú. Trong đó, các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú được quy định tại Điều 26 Luật Cư trú 2020 gồm:
- Thay đổi chủ hộ.
- Thay đổi thông tin về hộ tịch so với thông tin đã được lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
- Thay đổi địa chỉ nơi cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú do có sự điều chỉnh về địa giới đơn vị hành chính, tên đơn vị hành chính, tên đường, phố, tổ dân phố, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, cách đánh số nhà.
Như vậy, trong 3 trường hợp nêu trên, sổ hộ khẩu sẽ bị thu hồi.
Quản lý công dân bằng thông tin trên Cơ sở dữ liệu về dân cư
Khoản 4 Điều 3 Luật Cư trú 2020 quy định: Thông tin về cư trú phải được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của pháp luật; tại một thời điểm, mỗi công dân chỉ có một nơi thường trú và có thể có thêm một nơi tạm trú. Đồng thời, khi đăng ký thường trú, khoản 3 Điều 22 Luật này nêu rõ, cơ quan đăng ký cư trú sẽ thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và thông báo cho người dân về việc cập nhật.
Như vậy, từ ngày 1/7/2021, việc quản lý cư trú của công dân sẽ được chuyển từ thủ công, truyền thống thông qua sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy; sang quản lý bằng số hóa, thông qua Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, về cư trú và số định danh cá nhân.
Bỏ nhiều nhóm thủ tục hành chính liên quan đến sổ hộ khẩu
Theo Luật Cư trú, từ ngày 1/7/2021 không cấp mới, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú nên hàng loạt những thủ tục liên quan đến sổ hộ khẩu, sổ tạm trú không còn được đề cập đến trong Luật này. Cụ thể:
- Tách sổ hộ khẩu: Thay vào đó sẽ cập nhật, điều chỉnh thông tin về hộ gia đình liên quan đến việc tách hộ trong Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin này.
- Điều chỉnh thay đổi thông tin về cư trú: Rà soát, điều chỉnh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú… khi đủ điều kiện thì làm thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú…
Giảm thời gian giải quyết đăng ký thường trú
Do bỏ sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giấy' nên thời gian giải quyết đăng ký thường trú sẽ nhanh hơn so với hiện nay. Cụ thể, khoản 3 Điều 22 Luật Cư trú 2020 quy định: Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan đăng ký cơ trú có trách nhiệm cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú; thông báo cho người đăng ký biết. Hiện nay, thời gian giải quyết thủ tục này đang quy định là 15 ngày (Căn cứ khoản 3 Điều 21 Luật Cư trú 2006).
Không còn điều kiện riêng khi nhập khẩu Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh
Trước đây, theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Luật cư trú sửa đổi, công dân được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, nếu đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc Trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên.
Riêng tại Hà Nội, theo Điều 19 Luật Thủ đô, nếu muốn đăng ký thường trú tại TP. Hà Nội thì còn phải tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên. Tuy nhiên, một trong những quy định đáng chú ý khác của Luật Cư trú năm 2020 là xóa điều kiện riêng nêu trên khi muốn nhập khẩu các thành phố trực thuộc Trung ương (như TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh...).
Đồng nghĩa, công dân khi muốn đăng ký thường trú vào TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh thì không còn bị phân biệt về điều kiện mà được áp dụng chung, thống nhất trên toàn quốc như quy định tại Điều 20 Luật Cư trú 2020:
- Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó.
- Khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý trong các trường hợp vợ/chồng về ở với chồng/vợ; con đẻ, con nuôi về ở với cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi và ngược lại… thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình…
Có thể thấy, quy định này nhằm tạo sự bình đẳng trong việc quản lý cư trú của mọi công dân.
Diện tích nhà thuê ít nhất 8m2/người mới được đăng ký thường trú
Đây là phương án được số đông đại biểu Quốc hội đồng ý về việc đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ. Cụ thể, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ nếu bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu không thấp hơn 8 m2 sàn/người. Đồng thời, người này còn phải được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ.
Kéo theo đó, trong hồ sơ đăng ký thường trú, phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh đủ diện tích nhà ở để đăng ký thường trú. Ngoài ra, còn cần phải chuẩn bị:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.
- Hợp đồng cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ hoặc văn bản về việc cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật...
Sửa đổi đối tượng tham gia BHYT hộ gia đình
Khoản 2 Điều 37 Luật Cư trú sửa đổi, bổ sung quy định về hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế nêu tại Luật BHYT như sau: Hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế (sau đây gọi chung là hộ gia đình) là những người cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về cư trú Trong khi đó, quy định cũ đang định nghĩa hộ gia đình tham gia BHYT gồm toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.
Như vậy, từ ngày 1/7/2021 - ngày Luật Cư trú 2020 có hiệu lực, đối tượng hộ gia đình tham gia BHYT đã thay đổi từ “toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú” sang “cùng đăng ký thường trú hoặc cùng đăng ký tạm trú tại một chỗ ở hợp pháp”.
Đi khỏi nơi thường trú 12 tháng phải khai báo tạm vắng
Công dân có trách nhiệm khai báo tạm vắng trong các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều 31 Luật Cư trú. So với quy định tại Luật Cư trú hiện nay, từ 1/7/2021, bổ sung thêm trường hợp công dân phải khai báo tạm vắng: Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi thường trú từ 12 tháng liên tục trở lên đối với người không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này, trừ trường hợp đã đăng ký tạm trú tại nơi ở mới hoặc đã xuất cảnh ra nước ngoài.
Như vậy, khi đi khỏi xã nơi thường trú từ 12 tháng liên tục trở lên mà không phải bị can, bị cáo đi khỏi nơi cư trú 01 ngày trở lên, người đang trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự đi khỏi huyện từ 03 tháng liên tục trở lên… và chưa đăng ký tạm trú ở nơi ở mới hoặc không phải xuất cảnh ra nước ngoài thì phải khai báo tạm vắng.
Các đối tượng nêu trên có thể khai báo tạm vắng trực tiếp tại cơ quan đăng ký cư trú nơi người đó cư trú hoặc khai báo qua điện thoại, phương tiện điện tử hoặc phương tiện khác. Riêng người chưa thành niên khai báo tạm vắng thì người thực hiện khai báo là cha, mẹ hoặc người giám hộ. Những đối tượng này phải khai báo tạm vắng với nội dung gồm họ và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, số hộ chiếu của người khai báo tạm vắng; lý do tạm vắng; thời gian tạm vắng; địa chỉ nơi đến.
Các trường hợp không được đăng ký thường trú mới
Nội dung này được quy định tại Điều 23 Luật Cư trú năm 2020. Cụ thể gồm:
- Nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống....
- Toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng.
- Đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết.
- Bị tịch thu theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
- Là nhà ở đã có quyết định phá dỡ.
Bán nhà có thể bị xóa đăng ký thường trú
Điểm g khoản 1 Điều 24 Luật Cư trú nêu rõ: Người đã đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác mà sau 12 tháng kể từ ngày chuyển quyền sở hữu vẫn chưa đăng ký thường trú tại chỗ ở mới, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý tiếp tục cho thuê, chọ mượn, cho ở nhờ và cho đăng ký thường trú tại chỗ ở đó hoặc trường hợp quy định tại điểm h khoản này.
Theo đó, nếu một người đã bán nhà cho người khác, sau 12 tháng kể từ ngày bán nhà chưa đăng ký thường trú ở chỗ ở mới sẽ bị xóa đăng ký thường trú trừ trường hợp:
- Được chủ sở hữu mới đồng ý tiếp tục cho thuê, mượn, ở nhờ và cho đăng ký thường trú tại chỗ đó.
- Được chủ nhà mới đồng ý cho giữ đăng ký thường trú tại chỗ ở đó.
Ngoài ra, các trường hợp sau đây cũng sẽ bị xóa đăng ký thường trú:
- Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết.
- Ra nước ngoài để định cư.
- Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký thường trú.
- Vắng mặt liên tục tại nơi thường trú từ 12 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác hoặc không khai báo tạm vắng, trừ trường hợp xuất cảnh ra nước ngoài nhưng không phải để định cư hoặc đang chấp hành án phạt tù, chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng…
Thêm nhiều trường hợp bị hạn chế cư trú
Mặc dù công dân có quyền tự do cư trú nhưng trong các trường hợp nêu tại khoản 2 Điều 4 Luật Cư trú sau đây, công dân sẽ bị hạn chế quyền này:
- Người bị cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, biện pháp tạm giữ, tạm giam.
- Người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc đã có quyết định thi hành án nhưng đang tại ngoại hoặc được hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án.
- Người bị kết án phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách.
- Người đang chấp hành án phạt tù, cấm cư trú, quản chế hoặc cải tạo không giam giữ.
- Người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đang trong thời gian thử thách (mới).
- Người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng (mới).
- Người phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ chấp hành.
- Người bị quản lý trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng (mới).
- Người bị cách ly do có nguy cơ lây lan dịch bệnh cho cộng đồng (mới).
- Địa điểm, khu vực cách ly vì lý do phòng, chống dịch bệnh; địa bàn có tình trạng khẩn cấp; địa điểm không được đăng ký thường trú mới, đăng ký tạm trú mới, tách hộ (mới).
- Các trường hợp khác theo quy định của luật (mới).
Nơi cư trú của người không có thường trú, tạm trú
Là nội dung mới được đề cập đến tại Điều 19 Luật Cư trú năm 2020. Theo đó, việc xác định nơi cư trú của người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú được quy định như sau:
- Là nơi ở hiện tại của người đó.
- Trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống.
- Người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại.
Thay đổi hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp
Về thủ tục yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1, Luật Lý lịch tư pháp nêu rõ hồ sơ phải bao gồm bản chụp sổ hộ khẩu hoặc giấy chứng nhận thường trú hoặc tạm trú của người được cấp phiếu này.
Tuy nhiên, khoản 4 Điều 37 Luật Cư trú 2020 đã bãi bỏ quy định này. Do đó, từ ngày 1/7/2021, cá nhân yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp số 1 chỉ cần chuẩn bị:
- Tờ khai yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp.
- Bản chụp giấy Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu.
Lưu trú dưới 30 ngày không cần đăng ký tạm trú
Quy định cũ tại khoản 2 Điều 30 Luật Cư trú nêu rõ, người đang sinh sống, làm việc, lao động, học tập tại một địa điểm thuộc xã, phường, thị trấn nhưng không thuộc trường hợp được đăng ký thường trú tại địa phương đó thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày đến phải đăng ký tạm trú tại Công an xã, phường, thị trấn.
Trong khi đó, khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú 2020 quy định: Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
Như vậy, quy định mới cho phép người dân đến và sinh sống tại một địa điểm ngoài địa điểm đã đăng ký thường trú từ 30 ngày trở lên mới phải đăng ký tạm trú./
Từ 1/7/2021, chính sách đối với trẻ mồ côi được quy định như thế nào?
Từ ngày 1/7/2021, chính sách đối với trẻ mồ côi sẽ được áp dụng theo các quy định tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP. Theo đó, tùy từng trường hợp, trẻ mồ côi có thể được hưởng các chính sách hỗ trợ xã hội; cấp thẻ bảo hiểm y miễn phí; trợ giúp giáo dục, đào tạo và dạy nghề…
Đối tượng trẻ mồ côi được hưởng các chính sách hỗ trợ xã hội
Căn cứ Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP, trẻ mồ côi được hưởng các chính sách hỗ trợ xã hội là trẻ em dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng thuộc một trong các trường hợp:
- Bị bỏ rơi chưa có người nhận làm con nuôi.
- Mồ côi cả cha và mẹ.
- Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật.
- Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội.
- Mồ côi cha hoặc mẹ và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Ngoài ra, khoản 1 Điều 5 còn quy định một số trường hợp khác cũng thuộc đối tượng trẻ không có nguồn nuôi dưỡng là trẻ dưới 16 tuổi thuộc trường hợp:
- Cả cha và mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật.
- Cả cha và mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội.
- Cả cha và mẹ đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội.
- Cha hoặc mẹ bị tuyên bố mất tích theo quy định của pháp luật và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Cha hoặc mẹ đang hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội và người còn lại đang trong thời gian chấp hành án phạt tù tại trại giam hoặc đang chấp hành quyết định xử lý vi phạm hành chính tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng
Theo Điều 5 Nghị định 20, trẻ em mồ côi không có nguồn nuôi dưỡng như trên là một trong những đối tượng được hưởng chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng. Cụ thể:
Trợ cấp tiền:
Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 20 quy định, các đối tượng là trẻ em mồ côi, không có nguồn nuôi dưỡng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng là: 900.000 đồng/tháng với trẻ dưới 4 tuổi; 540.000 đồng/tháng đối với trẻ từ đủ 4 tuổi trở lên.
Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí:
Điều 9 Nghị định 20 quy định, đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế. Nếu thuộc diện được cấp nhiều loại thẻ bảo hiểm y tế thì chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế có quyền lợi bảo hiểm y tế cao nhất.
Được trợ giúp giáo dục, đào tạo và dạy nghề:
Trẻ mồ côi khi học giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, cao đẳng và đại học được hưởng chính sách hỗ trợ về giáo dục, đào tạo và dạy nghề theo quy định của pháp luật như: Miễn, giảm học phí,… (Căn cứ Điều 10 Nghị định 20).
Chính sách cho trẻ mồ côi được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng
Theo Điều 19 Nghị định 20, chế độ cho trẻ mồ côi được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại cộng đồng bao gồm:
- Trợ cấp xã hội hàng tháng: 900.000 đồng/tháng với trẻ dưới 4 tuổi; 540.000 đồng/tháng đối với trẻ từ đủ 4 tuổi trở lên.
- Cấp thẻ bảo hiểm y miễn phí.
- Trợ giúp giáo dục, đào tạo và dạy nghề.
Bên cạnh đó, khi sống tại hộ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng thì trẻ mồ côi còn được hỗ trợ:
- Tiền ăn trong thời gian sống tại hộ nhận chăm sóc, nuôi dưỡng.
- Chi phí điều trị trong trường hợp phải điều trị tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh mà không có thẻ bảo hiểm y tế.
- Chi phí đưa đối tượng về nơi cư trú hoặc đến cơ sở trợ giúp xã hội, nhà xã hội.
Ngoài ra, hộ gia đình, cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ mồ côi thuộc đối tượng hưởng trợ cấp sẽ được hỗ trợ kinh phí nhận chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng là: 900.000 đồng/tháng với trẻ dưới 4 tuổi; 540.000 đồng/tháng đối với trẻ từ đủ 4 tuổi trở lên.
Chính sách chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội
Các đối tượng trẻ mồ côi như trên có thể được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở trợ giúp xã hội tại địa phương. Trong đó, các em sẽ được hưởng các chế độ theo quy định tại Điều 25, 26 Nghị định 20 năm 2021 như sau:
Hỗ trợ tiền hàng tháng và vật dụng sinh hoạt
Khi sống tại cơ sở trợ giúp xã hội được hưởng chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng theo quy định sau đây:
- Mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất cho mỗi đối tượng bằng là: 1.800.000 đồng đối với trẻ em dưới 4 tuổi; 1.440.000 đồng từ đủ 4 tuổi trở lên.
- Cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định pháp luật về bảo hiểm y tế.
- Cấp vật dụng phục vụ cho sinh hoạt thường ngày, chăn, màn, chiếu, quần áo mùa hè, quần áo mùa đông, quần áo lót, khăn mặt, giày, dép, bàn chải đánh răng, thuốc chữa bệnh thông thường, vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với đối tượng nữ trong độ tuổi sinh đẻ, sách, vở, đồ dùng học tập đối với đối tượng đang đi học và các chi phí khác theo quy định.
- Cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định pháp luật về bảo hiểm y tế.
- Hỗ trợ chi phí mai táng khi chết với mức tối thiểu bằng 50 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này.
Hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm
- Trẻ mồ côi sẽ được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội được hưởng chính sách hỗ trợ học mầm non, giáo dục phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất theo quy định của pháp luật.
- Trẻ từ 16 tuổi trở lên đang học các cấp học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học văn bằng thứ nhất thì tiếp tục được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội cho đến khi kết thúc học, nhưng không quá 22 tuổi.
- Trẻ từ 13 tuổi trở lên được chăm sóc, nuôi dưỡng tại cơ sở trợ giúp xã hội không còn học phổ thông thì được giới thiệu học nghề.
- Trẻ từ 16 tuổi trở lên không tiếp tục học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học được đưa trở về nơi ở trước khi vào cơ sở trợ giúp xã hội. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi ở trước đây của đối tượng có trách nhiệm tiếp nhận, tạo điều kiện để có việc làm, ổn định cuộc sống.
- Trẻ từ 16 tuổi trở lên không tiếp tục học phổ thông, học nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học thì cơ sở trợ giúp xã hội và địa phương xem xét hỗ trợ để có nơi ở, tạo việc làm và cơ sở trợ giúp xã hội tiếp tục giải quyết trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng cho đến khi tự lập được cuộc sống, nhưng không quá 24 tháng.
Đã có Nghị định 62/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Cư trú 2020
Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định
62/2021/NĐ-CP
quy định chi tiết một số điều Luật Cư trú ngày 29/6/2021 và sẽ chính thức được áp dụng từ ngày 01/7/2021.
Theo đó, Nghị định này quy định cụ thể về:
- Nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền hoặc phương tiện khác có khả năng di chuyển; của người không có nơi thường trú, tạm trú;
- Các loại giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp, giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ nhân thân;
- Hồ sơ, thủ tục xóa đăng ký thường trú, tạm trú;
- Xây dựng, quản lý, sử dụng Cơ sở dữ liệu về cư trú, thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú và việc cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu từ Cơ sở dữ liệu về cư trú cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Ngoài ra, các thông tin được quy định trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân gồm: Số hồ sơ cư trú; nơi thường trú, tạm trú, tình trạng khai báo tạm vắng, nơi ở hiện tại, nơi lưu trú, quan hệ với chủ hộ, số định danh cá nhân, giới tính, quê quán, dân tộc, tình trạng hôn nhân, tiền án…
Nghị định này được ban hành ngày 29/6/2021 và thay thế Nghị định số 31/2014/NĐ-CP.
1. Từ 01/8/2021, Shopee, Tiki…phải nộp thuế thay người bán hàng
Đây là nội dung đáng chú ý tại
Thông tư 40/2021/TT-BTC
hướng dẫn thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân và quản lý thuế với hộ, cá nhân kinh doanh, có hiệu lực từ ngày 01/8/2021.
Cụ thể, điểm đ khoản 1 Điều 8 Thông tư 40 này quy định, tổ chức là chủ sở hữu của sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân theo lộ trình của cơ quan thuế.
Trong thời gian chưa thực hiện được việc khai thuế thay, nộp thuế thay thì các sàn giao dịch thương mại điện tử phải có trách nhiệm cung cấp các thông tin liên quan theo quy định của pháp luật như: họ tên; số định danh cá nhân hoặc chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu; mã số thuế; địa chỉ; email; số điện thoại liên lạc; hàng hóa, dịch vụ cung cấp; doanh thu kinh doanh; tài khoản ngân hàng của người bán; thông tin khác liên quan.
Tổ chức là chủ sở hữu sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện khai thuế, nộp thuế theo tháng hoặc quý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
2. Các trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất, thuê đất quốc phòng hằng năm
Thông tư 58/2021/TT-BQP
ngày 07/6/2021 quy định các trường hợp sử dụng đất quốc phòng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế phải nộp tiền sử dụng đất, thuê đất hằng năm gồm:
- Đơn vị tiếp tục thực hiện dự án, hợp đồng liên doanh, liên kết theo phương án xử lý được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt và không thuộc trường hợp không phải nộp tiền sử dụng đất hằng năm.
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư sử dụng đất quốc phòng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế theo phương án sử dụng đất được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt.
-
Doanh nghiệp quân đội
sử dụng đất quốc phòng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế theo phương án sử dụng đất được Bộ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt.
-
Doanh nghiệp quân đội
thuộc danh mục cổ phần hóa, thoái vốn được tiếp tục sử dụng đất quốc phòng theo điểm b khoản 4 Điều 7
Nghị quyết 132/2020/QH14
.
- Công ty có cổ phần, vốn góp của Nhà nước do Bộ Quốc phòng cử Người đại diện, công ty cổ phần đang sử dụng đất quốc phòng theo hợp đồng thuê đất, sử dụng đất đã ký với Bộ Quốc phòng trước ngày 01/02/2021, tiếp tục nộp tiền sử dụng đất hằng năm theo hợp đồng đã ký và theo khoản 5 Điều 7 Nghị quyết 132.
Thông tư 58/2021/TT-BQP
có hiệu lực từ ngày 23/7/2021.
3. Đã có Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội
Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Quyết định 874/QĐ-BTTTT
về việc ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội.
Theo đó, Bộ Quy tắc được ban hành nhằm tạo điều kiện lành mạnh mạng xã hội tại Việt Nam, đảm bảo quyền tự do cá nhân, quyền tự do kinh doanh, không phân biệt đối xử nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước, phù hợp với chuẩn mực, thông lệ và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
Bên cạnh đó, Bộ Quy tắc hướng đến xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi ứng xử trên mạng xã hội, giáo dục ý thức, tạo thói quen tích cực trong các hành vi ứng xử của người dùng trên mạng xã hội, góp phần xây dựng mạng an toàn, lành mạnh tại Việt Nam.
Đối tượng áp dụng của Bộ Quy tắc là:
- Cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước sử dụng mạng xã hội;
- Tổ chức, cá nhân khác sử dụng mạng xã hội;
- Nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội tại Việt Nam.
Quyết định 874/QĐ-BTTTT
có hiệu lực từ ngày 17/6/2021.
4. Từ 01/7/2021: Thu hồi CMND khi đổi sang CCCD trong mọi trường hợp
Đây là nội dung mới đáng chú ý tại
Thông tư 59/2021/TT-BCA
quy định chi tiết thi hành
Luật Căn cước công dân
và
Nghị định 137/2015/NĐ-CP
đã được sửa đổi, bổ sung bằng
Nghị định 37/2021/NĐ-CP
, có hiệu lực từ ngày 01/7/2021.
Cụ thể, tại khoản 3 Điều 11 Thông tư 59 quy định như sau:
Thu lại Chứng minh nhân dân (CMND), thẻ Căn cước công dân (CCCD) đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ CMND sang thẻ CCCD, đổi thẻ CCCD.
Hiện hành chỉ quy định thu lại thẻ CCCD đã sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục đổi thẻ CCCD (khoản 3 Điều 13
Thông tư 07/2016/TT-BCA
) và thu CMND 9 số nếu bị hỏng, bong tróc, không rõ nét (ảnh, số CMND và chữ) theo Điều 15 Thông tư 07/2016/TT-BCA.
Như vậy, kể từ ngày 01/7/2021, người dân sẽ bị thu lại CMND ngay khi thực hiện thủ tục đổi sang CCCD gắn chíp (không còn việc cắt góc rồi trả lại như hiện nay).
Đánh giá:
lượt đánh giá:
, trung bình:
Tin cùng chuyên mục
Hội đồng nhân dẫn xã Cẩm Trung khóa XX, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất
Quy định mới sữu đổi Luật xử phạt vi phạm hành chính năm 2020
Hội Phụ nữ xã Cẩm Trung tổ chức Đại hội Đại biểu nhiệm kỳ 2021-2026
Cẩm Trung ra quân tháng cao điểm xây dựng nông thôn mới
Những điểm mới của Luật Chính quyền địa phương
Giai điệu quê hương
Bản đồ hành chính
PHÁT THANH CẨM XUYÊN
previous
play
next
stop
mute
max volume
00:00
00:00
repeat
shuffle
Update Required
To play the media you will need to either update your browser to a recent version or update your
Flash plugin
.
Liên kết website
Chọn một liên kết
Trang TTĐT Đại biểu nhân dân tỉnh Hà Tĩnh
Cổng thông tin điện tử tỉnh Hà Tĩnh
Nông thôn mới Hà Tĩnh
Công an tỉnh Hà Tĩnh
Nền tảng khảo sát, thu thập ý kiến
Số lượt truy cập
Thống kê:
130.469
Trong năm:
29.122
Trong tháng:
3.718
Trong tuần:
1.422
Trong ngày:
41
Online:
14