Luật Quốc phòng năm 2018 được Quốc hội thông qua ngày 08/6/2018 và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019. Luật Quốc phòng 2018: gồm 07 chương, 40 điều1, quy định các nguyên tắc, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng; những hoạt động cơ bản về quốc phòng; tình trạng chiến tranh, khẩn cấp, thiết quân luật, giới nghiêm quốc phòng; vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; bảo đảm quốc phòng
MỘT SỐ QUY ĐỊNH CỦA LUẬT QUỐC PHÒNG
Luật Quốc phòng năm 2018 được Quốc hội thông qua ngày 08/6/2018 và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019. Luật Quốc phòng 2018: gồm 07 chương, 40 điều1, quy định các nguyên tắc, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng; những hoạt động cơ bản về quốc phòng; tình trạng chiến tranh, khẩn cấp, thiết quân luật, giới nghiêm quốc phòng; vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân; bảo đảm quốc phòng. Đồng thời, Luật cũng làm rõ nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức; quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng; kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng, v.v. Đây là luật rất quan trọng, chi phối toàn bộ hệ thống pháp luật về quốc phòng, tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội, từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đến quốc phòng, an ninh và đối ngoại của đất nước. Trong đó, Luật đã bổ sung nhiều quy định mới và thể chế hóa các nội dung của Hiến pháp năm 2013; quan điểm, chủ trương mới của Đảng về bảo vệ Tổ quốc và một số quy định trong các luật có liên quan, văn bản dưới luật về quốc phòng, tạo khuôn khổ pháp lý quan trọng để tăng cường sức mạnh quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Những điểm mới được thể hiện trong các điều luật như đã quy định đầy đủ, toàn diện, đảm bảo công khai mục đích là để bảo vệ Tổ quốc. Luật xác định rõ các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực quốc phòng, nhất là vi phạm về bình đẳng giới. Các quy định mới về biện pháp chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng, đối ngoại, bổ sung quy định khu vực phòng thủ thủ đô Hà Nội.
Trong đó: Quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng được quy định như sau:
1. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
2. Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc; phải thực hiện nghĩa vụ quân sự; có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, xây dựng nền quốc phòng toàn dân; chấp hành biện pháp của Nhà nước và người có thẩm quyền trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật cóliên quan.
3. Công dân được tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng; giáo dục quốc phòng và an ninh; trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật.
4. Công dân phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân hoặc được huy động làm nhiệm vụ quốc phòng thì bản thân và thân nhân được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
5. Công dân bình đẳng trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực quốc phòng
1. Chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Thành lập, tham gia, tài trợ tổ chức vũ trang trái pháp luật.
3. Điều động, sử dụng người, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trang bị, thiết bị, phương tiện để tiến hành hoạt động vũ trang khi chưa có lệnh hoặc quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc không có trong kế hoạch huấn luyện, diễn tập, sẵn sàng chiến đấu đã được phê duyệt.
4. Chống lại hoặc cản trở cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
5. Lợi dụng, lạm dụng việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng để xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
6. Phân biệt đối xử về giới trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.