Những điểm mới của Luật thực hiện dân chủ cơ sỏ năm 2022 có hiệu lực 01/07/2023
Đã có Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có hiệu lực từ ngày 01/7/2023
Quốc hội đã thông qua Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có hiệu lực từ ngày 01/7/2023
Theo đó, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có kết cấu như sau:
1. Bố cục của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022
Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 gồm 06 chương, 91 điều với những nội dung sau:
Chương I: Những quy định chung
Chương II: Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn
Mục 1: Công khai thông tin ở xã, phường, thị trấn
Mục 2: Nhân dân bàn và quyết định
Mục 3: Nhân dân tham gia ý kiến
Mục 4: Nhân dân kiểm tra, giám sát
Chương III: Thực hiện dân chủ ở cơ quan, đơn vị
Mục 1: Công khai thông tin ở cơ quan, đơn vị
Mục 2: Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động bàn và quyết định tham gia ý kiến
Mục 3: Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia ý kiến
Mục 4: Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động kiểm tra, giám sát
Chương IV: Thực hiện dân chủ ở tổ chức có sử dụng lao động
Mục 1: Thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước
Mục 2: Thực hiện dân chủ ở doanh nghiệp, tổ chức khác có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động thuộc khu vực ngoài nhà nước
Chương V: Tổ chức thực hiện pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở
Chương VI: Điều khoản thi hành
2. 06 nội dung người lao động được tham gia ý kiến trong doanh nghiệp nhà nước
Tại Điều 71 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định về nội dung tham gia ý kiến của người lao động tại doanh nghiệp nhà nước như sau:
(1) Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế và các quy định nội bộ khác của doanh nghiệp có liên quan đến nghĩa vụ, quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động;
(2) Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động;
(3) Việc tổ chức thực hiện giải pháp cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy nổ; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;
(4) Dự thảo quy trình, thủ tục nội bộ về giải quyết tranh chấp lao động, xử lý kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất và các nội dung khác liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động mà doanh nghiệp thấy cần tham khảo ý kiến;
(5) Dự thảo quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp;
(6) Các nội dung khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động theo quy định của pháp luật và quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp.
Lưu ý: Những nội dung người lao động tham gia ý kiến theo đề nghị của tổ chức đại diện người lao động bao gồm:
- Nội dung, hình thức thỏa ước lao động tập thể;
- Nội dung, hình thức đối thoại tại doanh nghiệp nhà nước.
3. 05 hình thức tham gia ý kiến của người lao động trong doanh nghiệp nhà nước
Tại Điều 72 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định về hình thức tham gia ý kiến của người lao động tại doanh nghiệp nhà nước như sau:
Căn cứ đặc điểm, tính chất hoạt động và nội dung tham gia ý kiến, người lao động tại doanh nghiệp nhà nước có thể tham gia ý kiến thông qua một hoặc một số hình thức sau đây:
(1) Tham gia ý kiến trực tiếp hoặc thông qua người trực tiếp phụ trách của đơn vị, bộ phận của doanh nghiệp;
(2) Thông qua tổ chức đại diện người lao động, nhóm đại diện đối thoại của người lao động;
(3) Thông qua hội nghị đối thoại tại doanh nghiệp;
(4) Tham gia ý kiến qua hòm thư góp ý, đường dây nóng, hệ thống thông tin nội bộ hoặc cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của doanh nghiệp;
(5) Các hình thức khác không trái với quy định của pháp luật và được quy định trong quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp.
Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 có hiệu lực từ ngày 01/7/2023.