Chăn nuôi nông hộ là một trong những đầu mối tiêu thụ, chế biến những phụ phẩm của ngành Nông nghiệp, các ngành nghề phụ như xay xát, nấu rượu, làm bún, bánh... để tạo ra những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng. Trên địa bàn xã nói chúng và thôn ta nói riêng chăn nuôi nông hộ khá phổ biến các đối tượng như Trâu, bò, gà lợn, chó và hiện nay có một số mô hình chăn nuôi mới như: dúi, chồn, lươn không bùn…Để đảm bảo công tác chăn nuôi nông hộ hiệu quả kinh tế đáp ứng các yêu cầu không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Cụ thể theo quy định như sau đối với chăn nuôi nông hộ:
BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ CHĂN NUÔI NÔNG HỘ
Chăn nuôi nông hộ là một trong những đầu mối tiêu thụ, chế biến những phụ phẩm của ngành Nông nghiệp, các ngành nghề phụ như xay xát, nấu rượu, làm bún, bánh... để tạo ra những sản phẩm có giá trị dinh dưỡng. Trên địa bàn xã nói chúng và thôn ta nói riêng chăn nuôi nông hộ khá phổ biến các đối tượng như Trâu, bò, gà lợn, chó và hiện nay có một số mô hình chăn nuôi mới như: dúi, chồn, lươn không bùn…Để đảm bảo công tác chăn nuôi nông hộ hiệu quả kinh tế đáp ứng các yêu cầu không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Cụ thể theo quy định như sau đối với chăn nuôi nông hộ:
Tại Điều 56 Luật Chăn nuôi 2018 có quy định 03 yêu cầu trong chăn nuôi nông hộ bao gồm:
- Chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người;
- Định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi;
- Có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch: định kỳ tiêm phòng dịch theo quy định; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường, có hố ủ phân, hệ thống mương nước khu chăn nuôi riêng, ứng dụng các mô hình như đệm lót sinh học, bể bioga áp dụng tiến bộ khoa học vào xử lý rác thải, môi trường chăn nuôi.
Việc xử lý chất thải trong chăn nuôi nông hộ phải đảm bảo các yêu cầu nào?
Tại Điều 60 Luật Chăn nuôi 2018 có quy định các yêu cầu xử lý chất thải trong chăn nuôi nông hộ như sau:
Xử lý chất thải trong chăn nuôi nông hộ
Chủ chăn nuôi nông hộ phải thực hiện các yêu cầu sau đây:
1. Có biện pháp xử lý phân, nước thải, khí thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường và không gây ảnh hưởng đến người xung quanh;
2. Vật nuôi chết vì dịch bệnh và chất thải nguy hại khác phải được xử lý theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.
Xứ phạt Chủ chăn nuôi nông hộ không có biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm:
Tại Điều 31 Nghị định 14/2021/NĐ-CP có quy định hành vi vi phạm về xử lý chất thải chăn nuôi nông hộ như sau:
Vi phạm quy định về xử lý chất thải chăn nuôi nông hộ
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không có biện pháp xử lý phân, nước thải chăn nuôi bảo đảm vệ sinh môi trường và gây ảnh hưởng đến người xung quanh.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả khắc phục trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Trên đây là một số nội dung tuyên truyền về chăn nuôi nông hộ theo Luật chăn nuôi năm 2018 và nghị định Nghị định 14/2021/NĐ-CP nghị định xử lývi phạm hành chính về lĩnh vực chăn nuôi. |
|
|