Một số nội dung cơ bản của Luật Trưng cầu ý dân
MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT TRƯNG CẦU Ý DÂN
Ngày 25 tháng 11 năm 2015, tại kỳ họp thứ X, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII đã thông qua Luật Trưng cầu ý dân số 96/2015/QH13 và sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, với bố cục gồm 8 chương, 52 Điều. Việc ban hành Luật Trưng cầu ý dân đánh dấu mốc quan trọng của sự phát triển nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, bởi đây là đạo luật đầu tiên được ban hành nhằm cụ thể hoá quyền dân chủ của công dân được ghi nhận trong các bản Hiến pháp của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 1946, 1959,1980,1992 và 2013). Luật Trưng cầu ý dân gồm các nội dung cơ bản sau:* Thứ nhất, những quy định chung về “Trưng cầu ý dân” Điều 1 và Điều 2 Luật trưng cầu ý dân xác định phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng, đó là:quy định về việc trưng cầu ý dân; nguyên tắc trưng cầu ý dân; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức trong trưng cầu ý dân; trình tự, thủ tục quyết định việc trưng cầu ý dân và tổ chức trưng cầu ý dân; kết quả và hiệu lực của kết quả trưng cầu ý dân. Luật Trưng cầu ý dân áp dụng đối với công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan.Khoản 1 Điều 3 của Luật trưng cầu ý dân giải thích rõ: “Trưng cầu ý dân là việc Nhà nước tổ chức để cử tri cả nước trực tiếp biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước theo quy định của Luật này”.Đồng thời, tại Điều 13 Luật Trưng cầu ý dân nghiêm cấm việc tuyên truyền, đưa thông tin sai lệch về nội dung, ý nghĩa của việc trưng cầu ý dân; dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép, cản trở làm cho cử tri không thực hiện hoặc thực hiện việc bỏ phiếu trưng cầu ý dân trái với mong muốn của mình; giả mạo giấy tờ, gian lận hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả trưng cầu ý dân; lợi dụng việc trưng cầu ý dân để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân…* Thứ hai, quy định người có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dânĐiều 5 Luật Trưng cầu ý dân quy định cử tri trong trưng cầu ý dân cơ bản thống nhất như cử tri trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Cụ thể là:“Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân có quyền bỏ phiếu để biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 của Luật này”.* Thứ ba, quy định các vấn đề trưng cầu ý dânĐiều 6 Luật trưng cầu ý dân quy định Quốc hội xem xét, quyết định trưng cầu ý dân về các vấn đề sau đây:+ Toàn văn Hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp;+ Vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của quốc gia;+ Vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước và vấn đề đặc biệt quan trọng khác của đất nước.* Thứ tư, quy định phạm vi tổ chức trưng cầu ý dânLuật trưng cầu ý dân quy định: “Trưng cầu ý dân được thực hiện trong phạm vi cả nước”(Điều 7).Điều này phù hợp với quy định của Hiến pháp về thẩm quyền quyết định trưng cầu ý dân của Quốc hội. Đồng thời, những vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân phải là những vấn đề có ý nghĩa ở tầm quốc gia đưa ra để toàn dân quyết định.* Thứ năm, quy định về giám sát việc tổ chức trưng cầu ý dânĐể cuộc trưng cầu ýdân được tiến hành dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch theo đúng quy định của pháp luật thì việc quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và công dân trong giám sát việc trưng cầu ý dân là cần thiết. Do đó, Điêù 10 Luật trưng cầu ý dân quy định: Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát việc tổ chức trưng cầu ý dân; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và Nhân dân giám sát việc tổ chức trưng cầu ý dân theo quy định của pháp luật.* Thứ sáu, về hiệu lực của kết quả trưng cầu ý dânHiệu lực của kết quả trưng cầu ý dân được quy định tại Điều 11 của Luật, cụ thể là: Kết quả trưng cầu ý dân có giá trị quyết định đối với vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân và có hiệu lực kể từ ngày công bố; Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân phải tôn trọng kết quả trưng cầu ý dân; Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức và bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh kết quả trưng cầu ý dân.* Thứ bảy, quy định cơ quan, người có quyền đề nghị trưng cầu ý dânTrưng cầu ý dân là hình thức quan trọng để thực hiện quyền dân chủ trực tiếp của người dân đã được quy định trong Hiến pháp, đồng thời để thống nhất với Luật tổ chức Quốc hội và phù hợp với vị trí, chức năng, vai trò của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị nước ta, Điều 14 Luật trưng cầu ý dân quy định: Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ hoặc ít nhất là một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc trưng cầu ý dân. Trường hợp có từ một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội trở lên kiến nghị Quốc hội quyết định việc trưng cầu ý dân về cùng một vấn đề thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội có trách nhiệm tổng hợp các kiến nghị của đại biểu Quốc hội, chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này trình Quốc hội xem xét, quyết định. Việc kiến nghị và tổng hợp kiến nghị của đại biểu Quốc hội được thực hiện theo quy định tại Điều 33 của Luật tổ chức Quốc hội.* Thứ tám, quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức trong tổ chức trưng cầu ý dânHiến pháp 2013 quy định Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chịu trách nhiệm tổ chức trưng cầu ý dân, hơn nữa, trưng cầu ý dân là hoạt động không thường xuyên. Do đó, để phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật tổ chức Quốc hội năm 2014, đồng thời để các cơ quan phụ trách tổ chức trưng cầu ý dân được tổ chức hợp lý, việc tổ chức trưng cầu ý dân sẽ do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tự mình trực tiếp thực hiện và chỉ đạo việc tổ chức trưng cầu ý dân trên toàn quốc, Chính phủ là cơ quan phối hợp với Ủy ban Thường vụ Quốc hội trong tổ chức trưng cầu ý dân, việc tổ chức trưng cầu ý dân ở địa phương sẽ giao cho Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện.Bên cạnh đó, Luật cũng quy định Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Uỷ ban nhân dân các cấp có quyền thành lập hoặc phân công cơ quan chuyên môn trực thuộc để giúp việc trong tổ chức trưng cầu ý dân; trưng tập cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập để giúp thực hiện các công việc liên quan đến tổ chức trưng cầu ý dân.* Thứ chín, về kết quả trưng cầu ý dânĐiều 44 Luật trưng cầu ý dân quy định: Cuộc trưng cầu ý dân hợp lệ phải được ít nhất ba phần tư tổng số cử tri cả nước có tên trong danh sách cử tri đi bỏ phiếu; Nội dung trưng cầu ý dân được quá nửa số phiếu hợp lệ tán thành có giá trị thi hành; đối với trưng cầu ý dân về Hiến pháp phải được hai phần ba số phiếu hợp lệ tán thành.Thứ mười, về xác định và công bố kết quả trưng cầu ý dânĐiều 48 Luật trưng cầu ý dân quy định, sau khi nhận và kiểm tra báo cáo kết quả trưng cầu ý dân của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và giải quyết những khiếu nại, tố cáo (nếu có), Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết xác định kết quả trưng cầu ý dân trong cả nước.Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội xác định kết quả trưng cầu ý dân phải được công bố chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân; trường hợp bỏ phiếu lại thì thời hạn công bố kết quả trưng cầu ý dân chậm nhất là 15 ngày kể từ ngày bỏ phiếu lại.Có thể nói, Luật Trưng cầu ý dân năm 2015 ra đời đã thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 về phát huy dân chủ và quyền làm chủ của Nhân dân, mở rộng các hình thức dân chủ trực tiếp để người dân tham gia vào công việc của Nhà nước, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, góp phần tạo ra cơ sở pháp lý đồng bộ và những điều kiện thuận lợi để người dân trực tiếp thực hành dân chủ, sử dụng phương thức trưng cầu ý dân để thể hiện ý chí và quyền lực của mình đối với các vấn đề quan trọng của đất nước, đáp ứng nhu cầu khách quan trong sự nghiệp đổi mới đất nước./. HỘI ĐỒNG PBGDPL XÃ CẨM TRUNG